Sinh Viên Mai Khôi

--Sinh Viên Mai Khôi--: 08/2010

31 tháng 8, 2010

CHUẨN BỊ TRẠI FIAT III -CHO NIỀM TIN SỐNG MÃI.


Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp chuẩn bị cho một năm hoc mới, anh em sinh viên chúng tôi lại có dịp được quây quần bên nhau trong mái ấm của tình thân, của của tình bạn, ... không phân biệt bạn là ai, bạn thuộc tôn giáo nào, ... dù quen hay chưa một lần gặp mặt nhưng trong mỗi chúng tôi luôn có một tiếng nói chung, đó là sự yêu thương và sẻ chia.
Nặng wa đi, hu! hu! ...


Hi! hi! ... vui quá đi mất. thế là lại được trèo đèo, lội ao, tắm sình, nhảy tung tăng dưới mưa, nửa đêm bịt mắt đi trong bóng tối, ... được chơi những trò mà tưởng chừng như chỉ có những người thổ dân ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa mới làm thôi. Nhiều lúc nghĩ cũng kinh khủng thật ...
Đó là một chút kỉ niệm khó phai của hai đợt trại FIAT I "Nối kết tình thân", & FIAT II "Cho niềm vui lớn mãi". Và năm nay các bạn sẽ được trải nghiệm một niềm vui mới, một chút gì đó lạ lẫm hơn, kỳ thú hơn, ..., và cả ghê rợn hơn nữa đó "bí mật chưa thể tiết lộ được" Ai tham dự thì đêm về lo lắng trước đi nghe. Đó là sức trẻ, sự hăng say nhiệt tình, ham trau dồi học hỏi, năng động, ... và cả sự sáng tạo của những bạn trẻ trong BDH của nhóm, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ đắc lực của quý cha và quý thầy linh hướng.
Tựa đề của bài viết này cũng là chủ đề của trại FIAT III năm nay: "Cho niềm tin sống mãi".
Công tác chuẩn bị cho dip trai năm nay đã bắt đầu từ khá lâu, và vào ngày Chúa Nhật 29/08/2010 các bạn đã quây quần họp mặt giao lưu sinh hoạt và phân chia nhóm (tổ), sau đó còn phải học kỹ năng trại và phân chia công việc trong tổ nữa chứ.

Thi thố sôi nổi quá đi mất.

hơ! hơ! ... tưởng mình ngon, ai ngờ bị ăn toàn muỗng, nĩa, dao kéo, ... không.

Vẫn những nhóm mang tên rất thân thương: VƯƠN LÊN, HIỆP NHẤT, HỒNG ÂN, HY VỌNG, KHÁT VỌNG, THĂNG TIẾN. chắc là mỗi nhóm chỉ còn vơi vớt lại một số bạn của năm cũ thôi, vì bây giờ mình thấy hơn 50% là các bạn mới toanh rồi, dù đã từng tham gia FIAT một, hai, hay chưa từng đến với FIAT một lần nào nhưng trong mỗi bạn đều toát lên sự hăng hái, năng động của tuổi trẻ, ...
Thần dân vây quanh đức vua & hoàng hậu.

Bàn luận ráo riết luôn.

Hội họp kiểu gì mà quên luôn tổ quốc. hi! hi! ...

Tập trung wá đi mất ...

Không lo họp mà lo nhí nhảnh. ha! ha! ...

Kỷ luật nghiêm minh không nè, cấp dưới nghe răm rắp lun, ko dám ngước cổ lên hỏi câu nào, tội nghiệp mấy nhỏ.


Đang học hỏi kỹ năng trại đó nha.

-->Đọc thêm...

26 tháng 8, 2010

KỸ NĂNG TRẠI. (st) CỨU THƯƠNG 1.


SƠ CẤP CỨU LÀ GÌ?

Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên
môn đến chữa trị.

Việc sơ cấp cứu dó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.

Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể đo từng phút từng giây. Nói một cách khác đó là những lúc mà sự trợ giúp kịp thời của bạn có thể cứu sống được một con người. Thực tế đã xảy ra những sự việc hết sức đau lòng và đáng tiếc không đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức về sơ cấp cứu.

Mục đích của việc sơ cấp cứu:
1. Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và có khi chính bản thân mình.

2. Hạn chế ảnh hưởng của căn bệnh.

3. Giúp nạn nhân hồi phục.

4. Người sơ cấp cứu là người:

5. Được huấn luyện, thực tập tốt.

6. Được kiểm tra và thường xuyên được tái kiểm tra.

7. Có kiến thức và chuyên môn luôn được cập nhật.

(Nguồn Sức khỏe cộng đồng)
-->Đọc thêm...

KỸ NĂNG TRẠI. (st) CỨU THƯƠNG 2.



CẤP CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP



Bất cứ điều gì cũng có thể làm bạn chú ý cùng một lúc. nếu bạn
cố làm mọi việc ngay lập tức, bạn có thể dễ dàng làm những việc không cần thiết trước. Do đó, hãy luôn luôn làm việc theo trình tự, quyết định nhưng bước chính phải làm trong trường hợp khẩn cấp - thẩm định tình huống, làm an toàn hiện trường, gọi cấp cứu và yêu cầu giúp đỡ.

- Kiểm tra cảm giác của bạn.

- Dành một phút để suy nghĩ.

- Đừng đặt mình vào tình cảnh nguy hiểm khi cứu người.

- Sử dụng kinh nghiệm của bạn. đừng cố làm quá nhiều việc một mình.

Thẩm định tình huống

Bạn nên có mặt ở hiện trường sớm, nhưng bình tĩnh để có thể biết được càng nhiều thông tin càng tốt. Trách nhiệm của bạn là nhận định những nguy hiểm nào có thể xảy đến với bản thân, với nạn nhân và những người xung quanh, sau đó ước định bạn có thể giúp đỡ điều gì và bạn cần sự giúp đỡ nào nữa. Hãy nói rằng bạn có chuyên môn khi ngỏ lời giúp đỡ nạn nhân. Nếu không có bác sĩ, y tá hay những người có kinh nghiệm nào khác, bạn phải bình tĩnh gánh vác mọi việc.

Trước tiên, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:

- Có sự nguy hiểm nào sẽ xảy ra nữa không ?
- Có còn ai đang trong tình trạng nguy cấp không ?
- Những người đứng gần có thể giúp đỡ không ?
- Mình có cần chuyên viên giúp đỡ không?

Làm cho hiện trường an toàn

Những yếu tố gây ra tai nạn có thể sẽ tạo thêm nguy hiểm. Hãy nhớ là bạn phải bảo vệ an toàn cho bản thân mình trước đã. Bạn không thể giúp đỡ những người khác nếu bản thân bạn cũng trở thành nạn nhân.

Thường thì những biện pháp đơn giản nhất như tắt công tắc điện cũng đủ làm cho nơi đó an toàn. Đôi khi cũng cần có những biện pháp phức tạp hơn. Đừng bao giờ để cho bản thân mình và nạn nhân gặp nguy hiểm do bạn cố làm quá sức. Hãy chú ý đến những điều kiện hạn chế của bạn.

Giải quyết nguy hiểm đang đến

Nếu bạn không thể loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa đến mạng sống, bạn phải cố gắng đưa nạn nhân tránh ra xa đến một khoảng cách an toàn nào đó. Trước tiên, hãy thử đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. trong nhiều tình huống bạn sẽ cần người giúp đỡ và các dụng cụ chuyên môn.



Gọi cấp cứu

Để bảo đảm an toàn, hãy kiểm tra từng nạn nhân bằng cách dùng phương pháp hồi sức abc. Những gì bạn phát hiện được sẽ giúp bạn quyết định khi nào thì cần gọi người giúp đỡ và mức giúp đỡ đến đâu là cần thiết nếu như bạn chỉ có một mình.

Mau chóng thẩm định xem nạn nhân thuộc trường hợp nào sau đây:

- Hoàn toàn tỉnh táo.

- Bất tỉnh nhưng còn thở.

- Tắt thở nhưng mạch còn đập.

- Mạch không đập nữa.

Yêu cầu giúp đỡ

Bạn có thể phải làm nhiều việc cùng một lúc như duy trì sự an toàn, điện thoại cầu cứu sự giúp đỡ và bắt dầu sơ cấp cứu. Hãy tận dụng tốt mọi nguồn giúp đỡ có thể có, có thể yêu cầu những người khác :

- Làm cho hiện trường an toàn.

- Gọi điện cầu cứu sự giúp đỡ.

- Đi lấy dụng cụ sơ cấp cứu.

- Điều khiển giao thông và những người đứng xem.

- Cầm máu hay đỡ giữ tay chân nạn nhân.

- Giữ cho nạn nhân được yên tĩnh.

- Giúp di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn.

- Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và kiểm tra việc thực hiện chúng.

Phản ứng của những người đứng xem

Không được bực tức vì những người đứng xem không trợ giúp bạn. Có thể có những lý do hợp lý khiến họ thấy không thể can thiệp vào thường là vì họ bối rối trước sự việc xảy ra. Tuy nhiên, việc giao những công việc đơn giản cho họ có thể tránh được sự hốt hoảng hay sự lo âu nơi họ, do đó giúp đỡ được nạn nhân và cả bản thân bạn.



Gọi điện yêu cầu sự giúp đỡ

Khi gọi điện cho các trung tâm cấp cứu, bạn phải cung cấp các thông tin sau:

- Số điện thoại của bạn.

- Vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố, tên đường, số nhà và nếu có thể cho biết thêm giao lộ hoặc điểm chú ý đặc biệt nào đó trên đường.

- Loại tai nạn và tính chất trầm trọng của nó. Ví dụ: "Tai nạn xe cộ, hai xe hơi, kẹt đường, ba người bị kẹt trong xe".

- Số lượng, giới tính, tuổi chính xác của các nạn nhân và bất cứ điều gì bạn biết về căn bệnh của họ. Ví dụ: "Nam, hơn năm mươi tuổi, nghi bị bệnh tim, tim ngừng đập."

- Chi tiết về các nguy hiểm như gas, các chất nguy hiểm, dây điện hư hoặc sương mù.

Nhiều nạn nhân

Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi phải giải quyết sơ cấp cứu cho nhiều nạn nhân cùng một lúc. Thứ tự bạn điều trị cho họ có thể nguy hại đến sự sống còn của họ. Trước tiên hãy chú ý tới những người bất tỉnh trước. Theo sát phương pháp hồi sức abc để xác định sự ưu tiên trong chữa trị cho họ.

Hãy nhớ là bạn chỉ có thể cố gắng hết sức mình: bạn không được trông mong để phán đoán trúng người này sẽ chết, người kia sẽ sống và sẽ không bị chỉ trích nếu sự việc tiến triển xấu.

Tai nạn nghiêm trọng

Đặc điểm của tai nạn nghiêm trọng là có nhiều nạn nhân, mất trật tự và do đó đặt ra trách nhiệm hết sức nặng nề đối với người cấp cứu.

Trước tiên, trung tâm cấp cứu cần biết rõ thông tin về điều gì đã xảy ra để họ không chỉ giúp đỡ theo yêu cầu mà còn gửi dụng cụ và chuyên viên đến cứu trợ và chữa trị. Khi đã chắc chắn là đã gọi điện xong, bạn hãy xem xét lại hiện trường, bắt đầu sơ cấp cứu mà không gây thương tổn cho bản thân.

Khi đội cấp cứu đến, nhân viên cấp cứu đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thường cảnh sát sẽ kiểm tra hiện trường xảy ra tai nạn trong khi nhân viên cứu thương cử người làm các việc khác nhau.

Nhiệm vụ của người sơ cấp cứu

Hãy nhớ là nhân viên cấp cứu có nhiều việc phải bận tâm hơn là bảo người sơ cấp cứu phải làm điều gì. Đừng mặc cảm bị xa lánh nếu họ không lưu tâm đến sự giúp đỡ của bạn. Quan trọng hơn là bạn phải rời khỏi hiện trường nếu được nhân viên cứu thương yêu cầu.

Tuy nhiên, có nhiều cách bạn có thể giúp đỡ một cách hữu ích. Ví dụ như điều trị những vết thương nhẹ hay chăm sóc đứa bé đến khi mẹ chúng đang được chữa trị. Giác quan của bạn sẽ chỉ cho bạn phải làm gì là tốt nhất.

Bạn có thể giúp đỡ bằng cách nào



Nạn nhân bị thương nhẹ nên được sớm di chuyển ra khỏi hiện trường để rộng chỗ giải quyết cho những trường hợp nặng hơn.

Không nên quan tâm nhiều đến những người đã chết để tập trung chăm sóc cho những nạn nhân khác đang cần giúp đỡ.

Nên hỏi những người có liên quan và các nạn nhân để viết các báo cáo chính xác.

Công nhân hoặc cư dân ở gần hay tại hiện trường xảy ra tai nạn nên đề phòng các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra nữa.

Bất kỳ bằng chứng có liên quan nào cũng nên giữ cẩn thận.

(Nguồn Sức khỏe cộng đồng)
-->Đọc thêm...

KỸ NĂNG TRẠI. (st) NHỮNG YẾU TỐ CỦA MẬT THƯ




NHỮNG YẾU TỐ CỦA MẬT THƯ
Mật thư là từ Việt dịch rất sát từ cryptogram có gốc tiếng Hy Lạp kryptos : giấu kín, bí mật và gramma : bản văn, lá thư. Mật thư có ý nghĩa đơn giản là
-->Đọc thêm...

KỸ NĂNG TRẠI. MỘT SỐ HIỂU BIẾT BAN ĐẦU VỀ MẬT THƯ


MỘT SỐ HIỂU BIẾT BAN ĐẦU VỀ
MẬT THƯ

Khái niệm: Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.
-->Đọc thêm...

KỸ NĂNG TRẠI. (st) MORSE VÀ CÁCH SỬ DỤNG MORSE


MORSE VÀ CÁCH SỬ DỤNG MORSE

Mã Morse hay mã Moóc-xơ là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn
để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp. Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung, hoặc các kí hiệu tường được gọi là "chấm" và "gạch" hay "dot" và "dash" trong tiếng Anh.


Được phát minh vào năm 1835 bởi Samuel Morse nhằm giúp cho ngành viễn thông và được xem như là bước cơ bản cho ngành thông tin số. Từ ngày 1 tháng 2 năm 1999, tín hiệu Morse đã bị loại bỏ trong ngành thông tin hàng hải để thay vào đó là một hệ thống vệ tinh.

Tín hiệu có thể được chuyển tải thông qua tín hiệu radio thường xuyên bằng việc bật & tắt (sóng liên tục) một xung điện qua một cáp viễn thông, một tín hiệu cơ hay ánh sáng. : Phải thuộc bảng mật mã và bảng dấu chuyển. Chọn vị trí nhận tin tốt nhất. Hết một cụm từ nên chấm phẩy để dịch tin cho chính xác.


 2. Bảng Morse đối xứng





Tháp Morse



Dấu hiệu thường dùng trong sinh hoạt tập thể :

- Bắt đầu phát : AAA hoặc NW
- Sai, phát lại : HH hoặc 8E
- Cấp cứu : SOS
- Hết bản tin : AR ( 3 lần )
- Chưa hiểu ( xin nhắc lại ) : IMI

Trong khi chúng ta truyền tin cho nhau từ những khoảng cách xa hay khi thời tiết xấu khiến cho việc nhận không rõ, do đó chúng ta xin ngắn bản tin. Do vậy ở đây xin được đề cập hệ thống nhận và phát tin của quốc tế.

Dấu chấm câu :

- Chấm : AAA
- Phẩy : MIM
- Gạch đầu dòng : THT
– Dấu hỏi : IMI
- Dấu 2 chấm : OS
– Gạch dưới : UNT
- Gạch phân số : DN
– Mở đóng ngoặc : KK

Dấu hiệu cầu cứu quốc tế :

SOS ( Chữ viết tắt của SAVE OUR SOULS )

Dấu hiệu thông tin tắt hay dùng :
- Bắt đầu : AAA
- Hết tin : AR
- Khẩn : DD
- Dấu hay chữ và đã hiểu : E
- Xin đợi : AS
- Truyền sai tin bỏ chữ đó : HH
- Chưa hiểu xin nhắc lại : IMI
- Sẵn sàng nhận : K
- Nhận không rõ nghĩa : SO
- Chữ hay dấu không hiểu : T
- Điện tín Télé Gramme : TG
- Đã hiểu bản tin của bạn : VE
- Tôi phải xin ngưng : XX
- Xin vui lòng phát chậm : VL
- Xin nhắc lại sau mỗi dấu : QR
- Xin nhắc lại toàn bộ bản tin : QT
- Xin để thêm ánh sáng : LL
- Xin bớt ánh sáng : PP

Dấu hiệu truyền tin quốc tế :

- Kêu ( gọi ) : VVV
- Sẵn sàng nhận : K / GAK
- Hiểu rồi : IR
- Ưng thuận : OK
- Sai : HH - Đánh từng chữ : FM
- Ngưng ( 5 phút ) : AS ( 5 )
- Lặp lại : KPT
- Không : N
- Thông tin : MSG
- Lặp lại hết sau chữ TÔI : IMI AA ( TOI ) ( A: After )
- Lặp lại trước chữ TÔI : IMI AB ( TOI ) ( B: Before )

Trích trong luật quốc tế :

QRK ( 4 ) : Nghe rõ, số là chỉ độ rõ từ 0 =>5, nếu không để số nghĩa là nghe rõ.
QRX ( 2000 ) : Truyền tin lần kế tiếp lúc 20 giờ
QSL ( WS ) : Nhận được thông tin của anh.
QTC ( I ) : Tôi có thông tin truyền cho anh.
QRQ : Mau hơn ( Q : Quickly )
QRS : Chậm hơn ( S : Slowly )
QSD : Nghe không rõ ( D : Difficulty )
QRK IMI : Anh có nghe tôi không ?
QTC IMI : Anh có thông tin truyền cho tôi không ?

Sưu tầm.
---------
-->Đọc thêm...

KỸ NĂNG TRẠI. CÁC LOẠI NÚT DÂY CƠ BẢN


CÁC LOẠI NÚT DÂY CƠ BẢN

Dưới đây là 15 nút dây cơ bản nhất và công dụng đầy đủ của nó

1. NÚT CHỊU ĐƠN.






Không cho một đầu dây chui qua một lỗ nhỏ. Làm dây

kéo nước giếng ( làm điểm tựa cho bàn tay khi kéo

một vật hoặc thùng nước )

2. NÚT CHỊU KÉP


Công dụng giống nút chịu đơn nhưng để lại
gút to hơn,chắc chắn hơn. Ngày xưa các Thầy
tu thường dùng làm tràng hạt ( vì thế còn gọi
là nút thầy tu )

3. NÚT SỐ 8










Giống như nút chịu đơn, nhưng do có xoắn thêm

một vòng nên chắc chắn hơn.Ứng dụng làm thang dây.

4 - NÚT DẸT.




[CENTER]Là nút nối thông dụng nhất thế giới. Dùng để
nối hai đầu dây có tiết diện bằng nhau.Dùng
buộc đồ, gói hàng, buộc kết thúc dây băng cứu thương.[/CENTER]

5. NÚT BÒ



Được phát hiện do cách làm sai của nút Dẹt.
Khi làm xong nó có hình thù giống như cái sừng
bò. Dùng để buộc dây kẽm gai hàng rào.
**giữa nút dẹt và nút bò, để phân biệt dễ dàng bạn nên nhớ sau khi hoàn thành đối với nút dẹt thì có 1 bên là hai đầu dây nằm trên và 1 bên là 2 đầu dây nằm dưới
ngược lại nút bò sau khi hoàn thành 1 bên là 1 dây nằm trên 1 dây nằm dưới và bên còn lại cũng là 1 sợi nằm trên 1 sợi nằm dưới.**

6.NÚT CHÂN CHÓ



Dùng để thâu dây. Nút chân chó còn giúp ta lấp đi
một chổ sờn ở giữa của thân dây.

7.NÚT THỢ DỆT




Dùng để nối chỉ dệt, nối 2 đầu dây không bằng nhau.
còn đây là THỢ DỆT KHÓA SỐNG



Dùng để buộc góc mái lều có may sẵn vòng dây vải

8. NÚT THÒNG LỌNG 



- Dùng để bắt súc vật
- Buộc một sợi dây vào một vật cố định ( cột, đinh, vòng sắt…)
- Buộc xiết một vật nào đó ( có thể nới rộng vòng nút to hay nhỏ tùy ý )

9.NÚT KÉO GỖ







Dùng để kéo gỗ, chức năng xiết như nút thòng lọng.
Ứng dụng để căng dây phơi đồ hoặc mắc võng vào thân cây.




10.NÚT SƠN CA (hay còn gọi là nút ĐẦU CHIM)






- Dùng để treo phần giữa dây lên một xà ngang
- Có thể dùng để buộc xiết một bó củi để kéo đi.
- Trong dựng lều Sơn ca là nút thông dụng để buộc góc lều
** Ta nhận thấy ở nút KÉO GỖ và nút SƠN CA đều có công dụng là "kéo gỗ", tuy nhiên cũng nên phân biệt nếu đó là 1 bó củi vừa và không quá lớn ta có thể dùng Sơn Ca, còn là 1 bó củi quá lớn thì dùng nút sơn ca là không khả thi, lúc đó nút KÉO GỖ là tối ưu nhất **

11.NÚT THUYỀN CHÀI








- Dùng để neo thuyền vào cọc trên bờ
- Dùng để buộc đầu lều ( cố định bạt với đầu gậy )
- Là khởi đầu cho tất cả các nút ráp nối cây.

12.GHẾ ĐƠN





** Có 1 câu thần chú để giúp bạn biết cách làm nút ghế đơn dễ nhất, bây giờ hãy nhìn vào hình trên nhé : đầu tiên bạn làm 1 cái vòng nhỏ như hình 1, sau đó 1 tay cầm 1 đầu dây và bạn koi đầu dây đó là con rắn, bây giờ cùng đọc thần chú nhé....Con rắn từ dưới hang chui lên (h.2) - bò qua cái cây (h.3) - chui lại về hang (h.4)........siết lại cho chặt là ta đã dc nút ghế đơn rồi**



Công dụng: Dùng để kéo một người từ dưới sâu lên hay
thả một người từ trên cao xuống




13.NÚT CHẠY



- Được sử dụng thường xuyên nhất cho những góc lều
với cọc nhỏ. trường hợp dây ngắn vẫn làm được.
-Dùng để căng lều, nhưng thường thì người ta căng lều
bằng nút thòng lọng ngược,ít dùng nút CHẠY tuy nhiên
trong những trường hợp dây ngắn thì nút chạy là phù hợp nhất14. MỘT VÒNG HAI KHÓA




Dùng để khóa lại những nút dây buộc neo.

15. NÚT NỐI CHỈ CÂU



- Dùng để nối chỉ câu
- Nối 2 đầu dây trơn bằng nhau.
- Dùng để kéo màn sân khấu hay rạp hát

16. NÚT TĂNG ĐƯA.
Nút dây này là khá mới với Nhóm, nhưng thực sự thì nó đã được sử dụng từ rất lâu rồi. Người ta thường gọi nút này là nút tendeur (tiếng Pháp, tên đầy đủ là noeud tendeur non-bloquant), có lẽ vì công dụng của nó giống cái tendeur dùng để căng dây (hình như bên dưới, người thì gọi là tăng-đơ, có người đọc trại đi thành từ thuần Việt tăng đưa).

Dưới đây là hình vẽ minh họa cách thực hiện loại nút dây này.





Trong tiếng Anh, nút này có tên nhiều tên gọi khác nhau như Trucker’s Hitch, Power Cinch, Lorry Hitch, Haymaker’s Hitch, Harvester’s Hitch,Waggoner’s Hitch, Dolly Knot...; nhưng tên Trucker’s Hitch là thông dụng nhất vì các tài xế xe tải thường hay sử dụng để ràng hàng hóa hay tấm bạt cho chắc.

Công dụng: dùng để tăng dây lều hay buộc căng một sợi dây, ràng xiết hàng hóa...

Đặc điểm: ưu điểm của loại nút này là rất dễ căng cũng như nới lỏng, không bị kẹt dây; có thể buộc ở bất cứ phần nào của sợi dây. Ngoài ra, cần lưu ý một tính chất vật lý đó là được lợi 3 lần về lực nhờ tính năng hoạt động như một ròng rọc động.

Hình ảnh dưới đây hướng dẫn cách ràng một chiếc thuyền kayak lên mui xe hơi dành cho những người chơi thuyền.




Trong hình người ta sử dụng 3 loại nút lần lượt từ trên xuống là ghế đơn, tendeur, một vòng hai khóa.

Nút tendeur này có rất nhiều biến thể. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm xin xem tại
www.animatedknots.com

( Sưu tầm)
-->Đọc thêm...
thiet ke nha dep nha pho depbiet thu dep